Shopify vs Magento: Đâu là nền tảng thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp
Shopify vs Magento đều là những nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng hàng đầu trên thế giới và sở hữu những đặc trưng riêng cũng như các ưu nhược điểm khác nhau. Lựa chọn triển khai nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được sự thành công lâu dài trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình.
Trong bài viết sau, Height Tech sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết về Magento vs Shopify để biết đâu là nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất với mình nhé!
Tổng quan về Shopify vs Magento
Trước khi phân tích về sự khác nhau giữa Shopify vs Magento, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về hai nền tảng thương mại điện tử cực kỳ tuyệt vời và vô cùng nổi tiếng hiện nay trên thế giới – Magento vs Shopify nhé!
Tổng quan về Shopify
Đầu tiên, Magenest sẽ mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về nền tảng thương mại điện tử Shopify ở các khía cạnh như khái niệm, ưu và nhược điểm của nền tảng này.
Khái niệm
Shopify là nền tảng thương mại điện tử, hỗ trợ tuyệt vời cho các doanh nghiệp và người bán hàng theo dạng cá nhân có thể dễ dàng xây dựng và thiết kế nên cửa hàng trực tuyến độc lập của riêng mình mà không cần phải có các kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng lập trình công nghệ – kỹ thuật sâu rộng. Nền tảng thương mại điện tử này được trang bị một giao diện hệ thống trực quan và có sẵn các hướng dẫn khi người dùng muốn thực hiện các thao tác thêm sản phẩm vào cửa hàng, tiến hành tối ưu SEO trang web, thực hiện quy trình bán hàng online với người mua,…
Hầu hết người bán hàng cá nhân lẫn các doanh nghiệp đều ưa thích Shopify bởi nền tảng này có sẵn rất nhiều theme thu hút, đẹp mắt, giúp cho việc thiết kế cửa hàng trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Với đặc điểm dễ dàng sử dụng và các thiết kế có sẵn, rất nhiều người dùng từng đánh giá Shopify sẽ phù hợp hơn với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc người bán hàng cá nhân. Trên thực tế, với các tính năng chuyên sâu và toàn diện trong lĩnh vực thương mại điện tử cùng những theme có khả năng tùy chỉnh cao, Shopify vẫn là lựa chọn tuyệt vời dành cho các công ty, doanh nghiệp và tập đoàn có quy mô kinh doanh lớn, mong muốn phát triển kinh doanh trực tuyến mở rộng toàn cầu.

Ưu điểm
Nền tảng thương mại điện tử Shopify bao gồm rất nhiều ưu điểm tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng:
- Thiết lập cửa hàng trực tuyến nhanh chóng: Người bán có thể dễ dàng thiết lập cửa hàng trực tuyến Shopify của mình chỉ trong vài phút, dù là thiết lập trên máy tính hay trên điện thoại di động. Khả năng này cực kỳ hữu ích và thuận tiện, giúp người dùng online có thể linh hoạt xử lý trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau. Đặc biệt, nền tảng thương mại điện tử Shopify cực kỳ trực quan, thân thiện với người dùng mới bắt đầu, cực kỳ phù hợp với các doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm về công nghệ hoặc không sở hữu đội ngũ lập trình viên có tay nghề chuyên môn cao. Ngoài ra, các thao tác điều chỉnh, thay đổi các thành phần hiển thị trên thiết kế theme cũng cực kỳ đơn giản, chỉ cần người dùng thực hiện thao tác kéo – thả các thành phần hoặc linh hoạt nhấp chọn các nút lệnh.
- Đội ngũ hỗ trợ người dùng chuyên nghiệp: Shopify sở hữu một đội ngũ hỗ trợ người dùng chuyên nghiệp và nhiệt tình giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp suốt 24/7 thông qua nhiều cách thức như email, hotline, chatbox,…
- Tích hợp sẵn nhiều loại ứng dụng: Shopify cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều loại ứng dụng được tích hợp sẵn trong hệ thống, có thể giúp họ hợp lý hóa quy trình và hoạt động kinh doanh của mình ngay những bước đầu tiên. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được một kế hoạch sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Nhiều gói dịch vụ khác nhau: Mức giá các gói dịch vụ của Shopify rất đa dạng, từ thấp đến cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí khi quy mô kinh doanh của chúng ta còn hạn chế và nhanh chóng mở rộng để có thể phát triển khi quy mô kinh doanh của chúng ta gia tăng.
Nhược điểm
Song song với những ưu điểm cực kỳ hữu ích cho quá trình kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp, Shopify cũng còn tồn tại một số nhược điểm mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Hãy cùng Magenest tìm hiểu xem các nhược điểm đó là gì nhé!
- Ít tính năng hơn Magento: Các tính năng trên Shopify không đa dạng như Magento, do đó, một số doanh nghiệp muốn nâng cấp chuyên sâu và tùy biến mạnh mẽ sẽ cảm thấy nền tảng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Nếu doanh nghiệp muốn nâng cao tính linh hoạt chuyên sâu của Shopify hơn, họ có thể thuê một số agency có kinh nghiệm để triển khai lập trình và thiết kế nhiều hơn.
- Không được tích hợp dịch vụ lưu trữ email: Dịch vụ lưu trữ trang web nằm trong tất cả các gói dịch vụ mà nền tảng Shopify cung cấp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điều hạn chế đáng tiếc của Shopify là hệ thống không cung cấp cho chúng ta sẵn một dịch vụ lưu trữ email.
- Vấn đề phí giao dịch: Đối với mọi giao dịch hoàn tất, Shopify luôn thu của người bán một khoản phí nhất định. Nếu người bán sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments của riêng nền tảng thì không phải lo lắng vì sẽ được miễn phí khoản chi phí giao dịch này.
Tổng quan về Magento
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy xem qua các nội dung tổng quan về Magento mà Magenest đã tổng hợp được, bao gồm khái niệm và ưu nhược điểm của nền tảng thương mại điện tử này trước khi chúng ta so sánh những điểm khác nhau giữa Shopify vs Magento nhé!
Khái niệm
Magento là một nền tảng thương mại điện tử theo dạng mã nguồn mở open-source, ra mắt vào năm 2008. Hiện nay, Magento đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường. Magento vs WordPress vs Shopify chính là những đối thủ cạnh tranh và cũng nắm các vị trí dẫn đầu hiện nay trên thị trường. Nền tảng thương mại điện tử Magento có thể được doanh nghiệp triển khai như một cửa hàng trực tuyến thuần túy hoặc một nơi tập hợp nhiều gian hàng, nhiều trang web cùng đa dạng các loại tiền tệ và ngôn ngữ khác nhau.
Magento có thể dễ dàng tích hợp với nhiều hệ thống, phần mềm của các bên thứ ba, chẳng hạn như trình quản lý quảng cáo Facebook Ads, Google Adwords, UPS,… Bên cạnh những tính năng cơ bản, tiêu chuẩn, nền tảng Magento còn được trang bị rất nhiều những tiện ích mở rộng sẵn có cũng như các khả năng quy mô vượt bậc. Có thể nói, Magento chính là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động thương mại điện tử an toàn và hiệu quả bậc nhất hiện nay với hơn 300,000 nhà phát triển hệ thống.

Ưu điểm
Nền tảng thương mại điện tử Magento sở hữu những ưu điểm tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:
- Phần mềm mã nguồn mở open-source: Với bản chất là một phần mềm mã nguồn mở, Magento sở hữu một cộng đồng lớn số lượng các nhà phát triển có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết các vấn đề khó khăn, khúc mắc phát sinh. Ngoài ra, nền tảng cũng được trang bị sẵn hàng nghìn tiện ích mở rộng khác nhau, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến của mình.
- Khả năng mở rộng linh hoạt: Khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, họ có thể linh hoạt mở rộng nền tảng Magento này. Tương tự như WooCommerce – WordPress, nền tảng thương mại điện tử Magento đủ mạnh mẽ để đáp ứng mục tiêu và nhu cầu của các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn nhưng vẫn đảm bảo khả năng tùy chỉnh linh hoạt và tiết kiệm được nhiều chi phí. Sau khi cài đặt và sử dụng, bất cứ lúc nào có nhu cầu, doanh nghiệp cũng có thể cập nhật giấy phép của mình và chi trả chi phí tương ứng (tiến hành nâng cấp thay vì bắt đầu lại từ đầu).
- Quy trình thanh toán tối ưu: Quy trình thanh toán của nền tảng Magento có thể linh hoạt tùy chỉnh và rất dễ dàng sử dụng. Tính năng thanh toán của Magento chính là sự kết hợp ưu điểm giữa hai nền tảng Shopify và WooCommerce – WordPress. Điều này cũng có nghĩa quy trình thanh toán của Magento bao gồm các tính năng tốt nhất hiện nay của cả hai thương hiệu hàng đầu trên).
- Cộng đồng hỗ trợ phong phú: Nền tảng thương mại điện tử Magento sở hữu một cộng đồng hỗ trợ cực kỳ phong phú với hơn 300,000 nhà phát triển trên toàn thế giới. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được những sự hỗ trợ về các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng và chính xác trong trường hợp chúng ta gặp bất cứ khó khăn, khúc mắc nào.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, nền tảng thương mại điện tử Magento cũng tồn tại một số nhược điểm sau mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Quá trình thiết lập tốn nhiều thời gian: Đối với nền tảng Magento, nếu người dùng không có những kinh nghiệm về lập trình, công nghệ hoặc không có agency với kỹ thuật chuyên nghiệp hỗ trợ thiết lập thì rất khó khăn để triển khai, vận hành phần mềm này được.
- Các tiện ích không đạt chất lượng: Vì bản chất Magento là phần mềm mã nguồn mở nên được tích hợp hàng nghìn các tiện ích mở rộng sẵn có trong hệ thống cho mình. Tuy nhiên, hầu hết các tiện ích mở rộng này đều không đạt chất lượng tốt nhất. Lý do là vì phần lớn những tiện ích mở rộng này đều được lập trình bởi những nhân viên kỹ thuật không có chuyên môn quá cao về xây dựng website hoặc không có tay nghề thực tiễn lâu năm về Magento.
Doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng nào giữa Shopify vs Magento
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích về một số đặc điểm và khả năng nổi bật của Shopify vs Magento để đưa ra kết luận, chúng ta nên sử dụng nền tảng nào giữa Shopify vs Magento nhé!
Mức chi phí
Đầu tiên, để có thể đưa ra lựa chọn về nền tảng thương mại điện tử phù hợp giữa Shopify vs Magento, doanh nghiệp hãy xem xét kỹ lưỡng yếu tố mức chi phí của hai nền tảng này.
Đối với Shopify, bên cạnh chi phí giấy phép (licence fee), doanh nghiệp sẽ tùy vào mục tiêu kinh doanh, nhu cầu cũng như đối tượng khách hàng mà chúng ta nhắm đến để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp cho mình trong 4 gói dịch vụ chủ đạo của nền tảng sau đây:
- Gói dịch vụ Shopify Basic có mức giá $29/tháng.
- Gói dịch vụ Shopify có mức giá $79/tháng.
- Gói dịch vụ Shopify Advanced có mức giá $299/tháng.
- Gói dịch vụ Shopify Plus có mức giá $2,000/tháng.
Đối với Magento, doanh nghiệp cũng có 3 lựa chọn cho 3 gói dịch vụ sau, tùy vào tình hình thực tế trong các hoạt động kinh doanh của mình:
- Gói Magento Community (Magento CE) có mức giá tối thiểu $15,000 để doanh nghiệp được thiết lập đầy đủ trang web mã nguồn mở Magento cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ trả tất cả chi phí hàng năm trừ phí giấy phép.
- Gói Magento Enterprise (Magento EE) có mức giá tối thiểu $22,000/năm.
- Gói Magento Commerce Cloud (Magento CC) có mức giá tối thiểu $40,000/năm.
Dễ dàng sử dụng
Yếu tố tiếp theo để doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp về nền tảng thương mại điện tử giữa Shopify vs Magento chính là khả năng dễ dàng sử dụng.
Cả Shopify lẫn Shopify Plus đều rất có thao tác xây dựng trang web rất đơn giản, người dùng chỉ cần thực hiện hai thao tác kéo – thả các thành phần trên giao diện để hoàn tất thiết kế. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể truy cập vào các mã cơ bản của cửa hàng trực tuyến. Quá trình cài đặt và vận hành cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng khi doanh nghiệp chỉ cần tốn khoảng 2 giờ để hoàn tất quy trình cài đặt.
Nền tảng thương mại điện tử Magento không dễ dàng dàng cài đặt và sử dụng như Shopify khi doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên sâu về lập trình, viết mã hoặc chúng ta sẽ phải thuê các agency hỗ trợ về Magento để triển khai. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đến 40 giờ để hoàn tất quy trình cài đặt phần mềm, lâu hơn rất nhiều so với Shopify.
Tiện ích và tích hợp
Tiếp theo, tiện ích và tích hợp cũng là một điểm khác nhau giữa Shopify vs Magento mà doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn được nền tảng thương mại điện tử phù hợp cho mình.
Cả Shopify lẫn Shopify Plus đều được trang bị Shopify App Store (cửa hàng ứng dụng của Shopify) với hơn 4,200 tiện ích, ứng dụng miễn phí và có trả phí. Doanh nghiệp cũng rất dễ dàng triển khai, phát triển bất cứ loại hình tích hợp nào giữa hệ thống của mình với các phần mềm của những thương hiệu lớn khác để hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Nền tảng thương mại điện tử Magento sở hữu Magento Marketplace với gấp đôi số lượng tiện ích và ứng dụng so với Shopify App Store – một con số đáng kinh ngạc và cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn phát triển, mở rộng quy mô cùng các tính năng chuyên sâu mạnh mẽ. Đối với khả năng tích hợp, tương tự như Shopify, Magento cũng hỗ trợ doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai, phát triển bất cứ loại hình tích hợp nào giữa hệ thống của chúng ta với các phần mềm của những thương hiệu lớn khác.
Khả năng mở rộng
Cuối cùng, doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng mở rộng của Shopify vs Magento để có thể đưa ra lựa chọn đâu là nền tảng thương mại điện tử mà chúng ta nên sử dụng.
Shopify không bị giới hạn về các khía cạnh kỹ thuật nhưng doanh số sẽ hạn chế ở mức 100,000, còn Shopify Plus hoàn toàn không bị giới hạn về dữ liệu hay mức doanh số bán hàng của doanh nghiệp.