Để vận hành một website bán hàng tốt, một website bán hàng đẹp mắt chỉ là khởi đầu. Để thật sự thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ những gì diễn ra “bên trong” tâm trí của khách hàng khi họ tương tác với website. Bởi vì, đằng sau mỗi lượt click, mỗi lần cuộn trang, là những hành động, suy nghĩ và mong muốn mà doanh nghiệp cần khám phá từ người dùng.
Có thể nói, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, những doanh nghiệp không chú trọng đến việc phân tích hành vi của khách hàng có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đắt giá để tối ưu website giúp tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành. Vậy làm thế nào để bạn theo dõi và phân tích được cho tiết hành vi người dùng đang tương tác trên trang website của bạn? Trong bài viết này, Công ty công nghệ Heighttech sẽ chia sẻ những công cụ theo dõi, phân tích hành vi người dùng trên website hiệu quả!

Hành vi người dùng trên website là gì?
Hành vi người dùng trên website là những hoạt động mà người dùng thực hiện khi tương tác với một trang web. Đây là những hành động mà người dùng thực hiện để tìm kiếm thông tin, mua hàng, đăng ký, đăng nhập, lưu trữ thông tin hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến trang web.
Hành vi người dùng trên website có thể được đo lường bằng các metric như số lần truy cập, thời gian ở lại trên trang, số lần tương tác với các nút bấm hoặc liên kết, số lần thực hiện mua hàng hoặc đăng ký, tỷ lệ thoát khỏi trang web (bounce rate) và nhiều metric khác.
Thực trạng hành vi người tiêu dùng trên Internet hiện nay
Thực trạng hành vi người tiêu dùng trên Internet hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp và đa dạng. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự phổ biến của các thiết bị di động thông minh, đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức người dùng tiếp cận thông tin và mua sắm. Từ việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm, người dùng ngày càng chuyển sang các nền tảng mạng xã hội để tham khảo ý kiến bạn bè, người thân hoặc các influencer,… Bên cạnh đó, sự gia tăng của các hình thức bán hàng online cũng đã tạo ra những thói quen mua sắm mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng thích nghi và đổi mới.
Lý do tại sao việc nghiên cứu hành vi người dùng là quan trọng?
Việc nghiên cứu hành vi người dùng là vô cùng quan trọng vì nó giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể:
-
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Thiết kế giao diện trực quan, dễ sử dụng, giúp khách hàng tìm kiếm thông tin và thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện.
-
Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Xác định các rào cản ngăn khách hàng thực hiện giao dịch và đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
-
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm: Cung cấp những gợi ý sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng khách hàng, từ đó tăng lòng trung thành và khuyến khích khách hàng quay lại.
-
Nâng cao hiệu quả của các chiến dịch marketing: Đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt nhất.
Ví dụ:
Chẳng hạn, một trang web bán hàng online thời trang có thể sử dụng dữ liệu về hành vi người dùng để tìm hiểu những sản phẩm nào được khách hàng quan tâm nhiều nhất, những màu sắc nào được ưa chuộng, hoặc những kích cỡ nào thường xuyên bị hết hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh danh mục sản phẩm, cải thiện quy trình đặt hàng và cung cấp những khuyến mãi hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các yếu tố quan trọng trong phân tích hành vi người dùng trên Website
Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần được xem xét khi phân tích hành vi người dùng trên website:
-
Nguồn truy cập: Đây là bước đầu tiên để hiểu rõ khách hàng của bạn đến từ đâu. Bằng cách phân tích nguồn truy cập, bạn sẽ biết được đâu là kênh marketing hiệu quả nhất, đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng.
-
Tìm kiếm tự nhiên: Những từ khóa nào đang mang lại nhiều lượt truy cập nhất? Điều này giúp bạn tối ưu hóa nội dung cho các từ khóa đó.
-
Mạng xã hội: Các nền tảng nào đang thu hút nhiều lượt chia sẻ và tương tác? Bạn có thể tập trung vào các nền tảng này để tăng cường tương tác với khách hàng.
-
Quảng cáo: Chiến dịch quảng cáo nào đang mang lại hiệu quả tốt nhất? Bạn có thể điều chỉnh ngân sách và chiến lược quảng cáo cho phù hợp.
-
Hành vi trên trang: Đây là phần giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác với website của bạn.
-
Tỷ lệ thoát: Nếu tỷ lệ thoát cao, điều đó có nghĩa là người dùng không tìm thấy những gì họ cần trên trang.
-
Thời gian ở lại trang: Thời gian trung bình người dùng ở lại trên mỗi trang cho thấy mức độ hấp dẫn của nội dung.
-
Đường dẫn: Bằng cách theo dõi đường dẫn của người dùng, bạn có thể tìm ra những điểm ma sát trong trải nghiệm người dùng.
-
Tương tác: Những yếu tố nào trên trang thu hút sự chú ý của người dùng nhất?
Bằng những yếu tố chính trên, bạn có thể thấy, việc phân tích hành vi người dùng là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác với website của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Xem thêm: Cách tối ưu hóa tìm kiếm SEO website
Những khó khăn khi không nắm bắt được hành vi người dùng
Khi doanh nghiệp không hiểu rõ hành vi người dùng, họ sẽ phải đối mặt với nhiều hệ quả tiêu cực. Nếu không biết khách hàng đang tìm kiếm gì, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp doanh nghiệp thường gặp phải:
Sản phẩm/Dịch vụ Không Đáp Ứng Nhu Cầu:
Khi không hiểu rõ khách hàng cần gì, doanh nghiệp sẽ rất khó tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thực tế của họ. Điều này dẫn đến việc sản phẩm trở nên vô dụng hoặc không hấp dẫn, gây lãng phí nguồn lực và làm giảm lòng tin của khách hàng.
Mất cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng
Việc không hiểu hành vi người dùng có thể khiến doanh nghiệp không thể xác định đúng đối tượng mục tiêu của mình. Điều này dẫn đến việc chi tiêu cho quảng cáo và marketing không hiệu quả vì doanh nghiệp có thể đang nhắm đến những nhóm khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của họ. Do đó, doanh nghiệp sẽ mất đi những cơ hội quý giá để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng.
Doanh thu thấp
Một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất của việc không nắm bắt hành vi người dùng là giảm doanh số. Khi doanh nghiệp không hiểu rõ cách mà khách hàng tương tác với website của mình sẽ không thể tối ưu hóa quy trình mua sắm. Điều này dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp, nghĩa là ít khách hàng hoàn tất giao dịch mua hàng. Doanh thu giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển và mở rộng của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh, việc không hiểu rõ khách hàng có thể khiến doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau. Các đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng thông tin về hành vi người dùng để tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ của họ, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn. Doanh nghiệp không nắm bắt được hành vi người dùng sẽ khó có thể theo kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường, dẫn đến việc mất dần thị phần.
Để có thể đánh giá website thương mại điện tử tốt nhất và dễ dàng nắm bắt xu hướng, hành vi của người dùng, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số công cụ giúp phân tích, theo dõi hiệu suất website của mình để kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh phù hợp và điều đặc biệt là cần phải đầu tư vào việc xây dựng một website đẹp mắt để mang lại ấn tượng với người dùng.
Xem thêm: Tổng hợp phần mềm thiết kế website miễn phí tốt nhất
Công cụ phân tích hành vi người tiêu dùng trên Website
Các công cụ dưới đây sẽ giúp phân tích hành vi người dùng website để những người làm website có thể hiểu hơn về khách hàng của họ và mang lại các trải nghiệm mà họ cần.

Ưu điểm lớn nhất của Google Analytics chính là không những không tốn phí mà còn cung cấp đầy đủ những thông tin mà những phần mềm phân tích hành vi người dùng website khác chưa làm được. Bên cạnh đó, Google Analytics còn hỗ trợ về SEO, theo dõi hiệu suất, đo lường lưu lượng truy cập dựa trên các từ khóa nhất định.
Một số tính năng hữu ích và cần thiết mà bạn có thể xem từ Google Analytics như: thời gian user lưu lại trên trang, số lượng khách truy cập mới và khách quay lại, giới tính và tuổi tác người dùng, thiết bị, hệ điều hành cũng như nhà mạng, người dùng đến từ đâu (trang search, quảng cáo, các kênh social media,…), họ đã vào những trang nào và đi đến trang nào sau đó. Và một số tính năng nổi trội khác như: cài đặt A/B testing, cho phép bạn thiết lập để tính được số lượng hàng bán ra, người đăng ký, đăng nhập,… từ đó giúp bạn đo lường được chuyển đổi website một cách hiệu quả.